Nước xương hầm có tốt không?

 

Nhiều bà mẹ có suy nghĩ giống chị Mai. Họ quan niệm sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Cũng như thế, nước xương hầm có rất nhiều chất bổ, giúp bé dễ tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thì không nghĩ như thế.

 

canh xuong 26923552 Nước xương hầm có tốt không?

 

Ngộ nhận lợi ích

Bé Phương Anh mới 7 tháng tuổi (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội), chị Mai đã cho bé ăn bột mặn và ninh xương để lấy nước nấu bột cho con. Chị tin tưởng nước xương hầm rất giàu calci và bé cảm thấy ngon miệng hơn vì nước xương rất ngọt.

Nhiều bà mẹ có suy nghĩ giống chị Mai. Họ quan niệm sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Cũng như thế, nước xương hầm có rất nhiều chất bổ, giúp bé dễ tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thì không nghĩ như thế.

Lợi thì có lợi…

Theo BS. Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, trong nước thịt, nước xương hầm có chứa nhiều nitor, tạo cảm giác ngon miệng, vị ngon nhưng có chứa rất ít đạm và canxi. Trong tủy xương lại có nhiều chất béo, đây là loại chất béo động vật, trẻ dưới 1 tuổi không hấp thu được, ăn nhiều sẽ gây đi ngoài hoặc phân sống. Trong xương có nhiều canxi nhưng là canxi vô cơ, cơ thể bé không thể hấp thu được. Thể hiện rõ nhất khi bạn ninh xương, rất nhiều váng mỡ xuất hiện. Ngoài vị thơm ra, nước xương hầm không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn có khả năng gây thiếu đạm, vitamin E, A, K, D, sắt kẽm….

Phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng tương tự. Vì thế, muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho bé ăn cả phần cái của thực phẩm bằng cách xay hoặc cắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu mềm… Phần nước hầm, đặc biệt là nước xương hầm có vị ngọt rất ngon nhưng giá trị dinh dưỡng lại không có là bao.

Giải pháp đúng

Nên chọn thực phẩm tươi, sạch. Thịt, rau rửa cắt bằm nấu khi nước sôi. Nấu vừa chín, thêm 1, 2 muỗng dầu tùy độ tuổi. Cho bé ăn ngay sau khi nấu. Khi bé lớn hơn 1 tuổi, bé thích các món ăn như phở, bún, miến, mì… khi đó bạn có thể hầm xương gà, xương heo để lấy nước ngọt chế biến cho bé. Tuy nhiên, bạn cũng không được quên 4 nhóm dinh dưỡng chính: đạm (thịt, cá), bột, rau, béo (dầu ăn). Bên cạnh đó không nên cho bé ăn nước xương hầm thường xuyên vì dễ dẫn đễn tình trạng chán ăn.

 

Cách nấu bột cho bé mới tập ăn dặm (4 – 6 tháng)

Nguyên liệu: 200ml nước = 1 bát con nước 10g bột = 2 thìa cà phê 10 g thịt = 1 thìa cà phê 10 rau = 2 thìa cà phê (Rau chỉ dùng lá, không dùng phần cuộng vì rất cứng) 1 thìa dầu ăn.

Cách nấu: Cho nước lã vào với thịt đã xay nhuyễn và bột đánh tan. Lúc mới đun cho lửa to, quấy đều tay cho đỡ vón. Khi sôi thì cho nhỏ lửa, không cần quấy liên tục nữa. Đun khoảng từ 7-10 phút. Rau thái chỉ băm nhỏ, sau khi băm nhỏ lại cho vào cối giã nhỏ. Khi bột chín mới cho rau vào. quấy thêm 1 chút nữa rồi mới bắc ra và cho dầu ăn vào.

 Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát, đồng thời bổ sung 600-800ml sữa mới là đủ.

 

 

 

Theo chuyên đề

Pháp luật Đời Sống
Dự Án Kinh Doanh
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Chính sách Kinh Tế
  Khám Phá Thế Giới
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>