Trẻ sơ sinh: 7 vấn đề tưởng nguy hiểm nhưng lại không đáng phải lo ngại

Gặp bác sỹ khi: Hiện tượng này xảy ra thường xuyên, mỗi lần vượt quá 10 giây, đến tháng thứ 7 mà tình trạng vẫn tiếp diễn. Có thể cơ trên của một bên mắt bị yếu hơn, làm cho quá trình liên thông giữa hai mắt hoặc giữa não với mắt bị mất cân bằng.

 

 

220a189a 37cf 4317 8262 a0744ac08983 2 241421734 Trẻ sơ sinh: 7 vấn đề tưởng nguy hiểm nhưng lại không đáng phải lo ngại

 

 

1. Thoát vị rốn

Dị tật này hình thành từ khi rụng rốn, nguyên nhân là do vòng rốn yếu nên đóng không kín khiến rốn phồng lên. Thông thường, lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm và không làm đau bé ngay cả khi bé khóc hay vận động. Tật này sẽ tự khỏi khi bé từ 2-4 tuổi. Nếu sau 5 tuổi, vòng rốn vẫn không đóng hết thì có thể phẫu thuật để giải quyết vấn đề thẩm mỹ.

Gặp bác sĩ khi: Lỗ thoát vị phình to (các cơ quan trong khoang bụng có thể thoát ra nhiều, gây nghẹt ruột); có sự thay đổi về màu sắc, bé đau, khóc và nôn nhiều.

2. Sưng ở đầu

Những vết sưng trên hộp sọ rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi. Nguyên nhân là do sức ép lên hộp sọ của bé khi đi qua cổ tử cung của mẹ lúc sinh. Chúng thường không gây đau đớn và sẽ từ từ biến mất.

3. Tiếng thổi tim

Tiếng thổi tim là âm thanh bất thường trong chu kỳ nhịp tim, rất phổ biến ở trẻ; những âm thanh này chỉ có thể nghe thấy khi sử dụng ống nghe. 90% trường hợp trẻ sơ sinh có tiếng thổi tim là bình thường và không cần điều trị. Bạn có thể yên tâm trừ khi con bạn xuất hiện các dấu hiệu kèm theo báo hiệu vấn đề về tim mạch như: da xanh (nhất là ngón tay và môi), khó thở, chán ăn, đau ngực…

4. Lác mắt

Trong hai tháng đầu, trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng bị lác (trong một thời gian rất ngắn, dưới 10 giây/lần). Điều này không đáng lo ngại, hai mắt của bé sẽ hoạt động đồng bộ và đều nhau từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6.

Gặp bác sỹ khi: Hiện tượng này xảy ra thường xuyên, mỗi lần vượt quá 10 giây, đến tháng thứ 7 mà tình trạng vẫn tiếp diễn. Có thể cơ trên của một bên mắt bị yếu hơn, làm cho quá trình liên thông giữa hai mắt hoặc giữa não với mắt bị mất cân bằng.

5. Vàng da sinh lý

40% trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong tuần đầu tiên. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin (có sắc tố màu vàng) được phóng thích vào máu, gây vàng da. Hầu hết, bé sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.

Mách bạn:

– Tắm nắng có thể giúp bé nhanh khỏi hơn: Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu (vào khoảng 8-8h30 sáng).

– Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.

– Đưa bé đến bác sĩ khi tình trạng kéo dài.

6. Hắt hơi liên tục

Chính các bác sĩ nhi khoa cũng không giải thích được tại sao nhưng hắt hơi là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể yên tâm đây không phải là dấu hiệu của dị ứng hay bệnh tật.

7. Tiếng thở lạ

Trong thời gian 2-3 tháng đầu đời, nhịp thở của bé thường nhanh, nông và có âm thanh gần giống tiếng thở hổn hển. Nhưng điều này không có nghĩa là con bạn đang phải vật lộn để thở, nó hoàn toàn vô hại.

Gặp bác sĩ khi: Kèm theo dấu hiệu: ngực, bụng chuyển động quá mức khi thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng thở lớn.

Theo chuyên đề

Khoa học Công Nghệ
Chính Sách – Quản Lý
  Tin Tức Giải Trí
Thông Tin Khởi Nghiệp
Nội – Ngoại Thất
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>